Tài liệu tuyên truyền về đảm bảo VSTY, ATTP trong hoạt động chăn nuôi; giết mổ kinh doanh tiêu thụ động vật, sản phẩm động vật
TÀI LIỆU TUYÊN TRUYỀN VỀ ĐẢM BẢO VSTY, ATTP
TRONG HOẠT ĐỘNG CHĂN NUÔI; GIẾT MỔ, KINH DOANH
TIÊU
THỤ ĐỘNG VẬT, SẢN PHẨM ĐỘNG VẬT
Bài 1
TUYÊN TRUYỀN THỰC HIỆN CHĂN NUÔI AN TOÀN SINH HỌC
Thưa toàn thể nhân dân!
Để
đảm bảo tốt công tác an toàn, hạn chế phát sinh, lây lan dịch bệnh trong quá
trình hoạt động chăn nuôi, giảm thiệt hại kinh tế cho người dân. Ủy ban nhân dân phường Nam Sơn phổ
biến kiến thức thực hành chăn nuôi an toàn sinh học như sau:
- Về chọn con giống
trước khi đưa vào nuôi: Bà con cần lưu ý chọn con giống có xuất xứ, nguồn gốc
rõ ràng từ các cơ sở được phép sản xuất và cung ứng giống vật nuôi, đảm bảo
khỏe mạnh, được nhập từ cơ sở đảm bảo an toàn dịch bệnh. Tất cả con giống phải được tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin, phải có
sổ ghi chép nguồn gốc nếu mua trong tỉnh và có giấy chứng nhận kiểm dịch vận
chuyển nếu con giống mua từ ngoài tỉnh.
- Về
thức ăn: Yêu cầu thức ăn
cho gia súc, gia cầm phải đủ dinh dưỡng phù hợp với từng giống, từng giai đoạn
tuổi của vật nuôi; thức ăn phải được bảo quản nơi khô ráo, sạch sẽ, bảo đảm
không bị ẩm mốc, quá hạn sử dụng, nhiễm khuẩn, độc tố,...; nguồn nước uống phải
đảm bảo sạch sẽ, an toàn, đảm bảo vệ sinh.
- Về chuồng
trại chăn nuôi: Bà con cần đảm bảo luôn cao ráo, thoáng mát về mùa hè, ấm về
mùa đông, dễ thoát nước, dễ vệ sinh, nên sử dụng đệm lót sinh học trong chăn
nuôi gia cầm và gia súc non. Cần có hệ thống xử lý chất thải phù hợp để đảm bảo
chất thải trong chăn nuôi được thu gom và xử lý triệt để, đảm bảo vệ sinh môi
trường theo quy định; nên có hố chứa chất sát trùng trước cửa chuồng nuôi,
chuồng nuôi đảm bảo đúng quy cách, mật độ nuôi hợp lý.
Đồng thời khi thực hiện chăn nuôi,
bà con cần đảm bảo các yếu tố: Cách ly, vệ sinh, khử trùng và lấy phòng bệnh
làm trọng.
Thứ nhất, cần đảm
bảo yếu tố cách ly:
Thực hiện cách ly bằng cách hạn chế lối vào cơ sở chăn nuôi,
hạn chế người ra vào khu vực chăn nuôi. Ngoài ra, động vật mới mua về phải được
cách ly để theo dõi trong
thời gian từ 2 -3 tuần trước khi ghép vào đàn nuôi chung.
Không sử dụng thức ăn chăn nuôi từ cơ sở chăn nuôi khác. Thường
xuyên vệ sinh, khử trùng, diệt chuột bọ, côn trùng. Không cho phép người ngoài tự
do vào khu chăn nuôi. Các phương tiện vận tải phải thực hiện biện pháp khử trùng trước khi vào
cơ sở chăn nuôi; có khoảng cách phù hợp, không nên thiết kế chuồng nuôi sát với
đường giao thông; thực hiện đúng nguyên tắc cùng vào, cùng ra, không nuôi nhiều
loại gia súc, gia cầm trong khu vực chăn nuôi. Nếu có, cần thực hiện bố trí các
khu vực riêng biệt bên trong cơ sở chăn nuôi: Có tường, rào chắn để phân tách
các nhóm vật nuôi khác nhau ngăn chặn dịch bệnh lây lan chéo từ một nhóm vật
nuôi này sang các nhóm vật nuôi khác. Không cho vật nuôi tiếp xúc với động vật
hoang dã. Bố trí ủng/quần áo bảo hộ chỉ dùng trong cơ sở chăn nuôi.
Thứ 2, cần đảm bảo nguyên tắc vệ sinh:
Khu vực chăn nuôi cần được thường xuyên
quét dọn phân, rác thải, bụi bẩn.
Giữ sạch sẽ khuôn viên cơ sở chăn nuôi, lối đi vào khu chăn
nuôi, nhổ bỏ cỏ dại gần hàng rào, thường xuyên dọn sạch lượng thức ăn thừa
trong khu chuồng để tránh thu hút chim, chuột, côn trùng, ruồi nhặng và các động
vật hoang vào khu chuồng nuôi.
Chất thải chăn nuôi phải được thu gom và xử lý bằng các biện pháp thích hợp,
đảm bảo vệ sinh môi trường theo quy định.
Trang thiết bị, dụng cụ của một cơ sở chăn nuôi không nên
dùng chung với các cơ sở chăn nuôi khác vì chúng có thể là nguồn lây truyền dịch
bệnh. Nếu đã sử dụng ở các cơ sở chăn nuôi khác thì phải tiến hành vệ sinh và
khử trùng đúng kỹ thuật trước khi sử dụng tại một cơ sở chăn nuôi mới.
Thường
xuyên vệ sinh máng ăn, máng uống, phun thuốc sát trùng nhằm hạn chế sự phát tán
của mầm bệnh. Bà con khi mua thuốc sát trùng
cần lưu ý chọn thuốc sát trùng phù hợp với đối tượng vật nuôi, sử dụng theo
đúng chỉ dẫn của nhà sản xuất, không nên trộn lẫn các loại thuốc sát trùng khi
sử dụng. Cần loại bỏ phân chuồng và các chất thải hữu cơ khỏi chuồng, lối đi
tránh lây lan mầm bệnh. Nếu có xác động vật chết phải chuyển ngay lập tức ra
khỏi chuồng nuôi.
Thực hiện tổng vệ sinh, khử trùng sau mỗi lần xuất bán.
Cụ thể:
Đưa toàn bộ chất thải đến nơi xử lý để ủ, đóng bao làm phân hữu cơ; cọ
rửa nền chuồng nuôi, tường, trần nhà; các vật dụng, máng ăn, máng uống rửa sạch
phơi khô; quét dọn phát quang lối đi, khu vực chuồng nuôi sau đó sử dụng thuốc
sát trùng để phun hoặc rải vôi và để trống chuồng ít nhất 01 tuần; nếu rải vôi
nền chuồng thì phải tiến hành rửa sạch mới được thả vật nuôi. Tiến hành phun
thuốc sát trùng toàn bộ khu vực chuồng trại trước khi nuôi lứa mới.
Khi xuất bán, các hộ chăn nuôi nên xuất bán cho các cơ sở kinh doanh, cơ
sở giết mổ đảm bảo đủ điều kiện vệ sinh thú y, cơ sở giết mổ đã ký cam kết với
chính quyền địa phương.
Về công tác xử lý khi có dịch bệnh xảy ra:
Khi vật nuôi bị ốm, chết, người chăn nuôi phải báo ngay cho chính quyền
địa phương, cán bộ thú y biết để xử lý kịp
thời. Không bán chạy gia súc, gia cầm ốm, không vứt xác gia súc, gia cầm bừa bãi ra khu vực xung quanh, không
giết mổ gia súc, gia cầm nghi mắc bệnh, ốm, chết.
Khi có dịch: Cấm vận chuyển, buôn bán, giết mổ gia súc, gia cầm và sản
phẩm gia súc, gia cầm khi có dịch. UBND xã thành lập chốt kiểm dịch nhằm ngăn chặn
người, phương tiện ra vào khu có dịch. Bao vây, khống chế, tiêu hủy xác gia
súc, gia cầm chết nghi mắc bệnh nguy hiểm bằng cách chôn, đốt theo hướng dẫn
của cán bộ thú y. Vệ sinh tiêu độc, khử
trùng chuồng trại, môi trường xung quanh ổ dịch bằng vôi bột hoặc hóa chất.
Tiêm phòng cho toàn bộ gia súc, gia cầm xung quanh vùng có dịch.
Thưa toàn thể
nhân dân, theo Luật Chăn nuôi năm 2018, thì các cơ sở chăn nuôi trong khu vực
của thành phố, thị trấn, khu dân cư không được phép chăn nuôi, phải dừng hoạt
động hoặc di rời đến địa điểm phù hợp trước ngày 01 tháng 01 năm 2025. Như vậy
các hộ trong khu vực không được phép chăn nuôi cần giảm dần quy mô đàn tiến tới
dừng hoạt động hoặc di chuyển đến địa điểm phù hợp theo quy định.
Trên đây là nội dung
tuyên truyền về chăn nuôi an toàn sinh học. UBND phường Nam Sơn đề nghị bà con
nhân dân thực hiện tốt các quy định trong hoạt động chăn nuôi, góp phần phòng
chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi, bảo vệ môi trường, sức khỏe người dân.
Bài
2
BÀI TUYÊN TRUYỀN THỰC
HIỆN ĐẢM BẢO VỆ SINH THÚ Y, ATTP ĐỐI VỚI CƠ SỞ GIẾT MỔ, KINH DOANH, TIÊU THỤ ĐỘNG VẬT,
SẢN PHẨM ĐỘNG VẬT NHỎ LẺ
Thưa toàn thể nhân dân!
Hiện nay trên địa bàn phường
Nam Sơn còn tình trạng một số hộ giết mổ, kinh doanh sản phẩm động vật nhỏ lẻ
chưa đảm bảo an toàn vệ sinh thú y và các yêu cầu về an toàn thực phẩm, chưa ký
cam kết với UBND phường. UBND phường Nam Sơn tuyên truyền một số nội dung tới
toàn thể nhân dân, đặc biệt là đối với
cơ sở giết mổ, kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm động vật nhỏ lẻ để thực hiện
tốt các quy định trong công tác giết mổ như sau:
ĐỐI VỚI CƠ SỞ GIẾT MỔ
Hoạt động giết mổ động vật được quy định là ngành nghề kinh doanh có
điều kiện. Do vậy, người dân thực hiện hoạt động này bắt buộc phải thực hiện
đăng ký với Phòng tài chính - Kế hoạch cấp huyện để được cấp Giấy chứng nhận
đăng ký hộ kinh doanh giết mổ. Cở sở giết mổ nhỏ lẻ phải thực hiện ký cam kết với
UBND phường và thực hiện đúng các nội dung đã cam kết về sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn.
Cơ
sở giết mổ cần đảm bảo tốt các nội dung sau:
Về địa điểm: Cơ sở giết mổ động vật và khu vực phụ trợ phải được
xây dựng tại địa điểm tách biệt với các nguồn gây ô nhiễm, nguồn độc hại như
nhà vệ sinh của gia đình và các hộ xung quanh, chuồng nuôi động vật, nghĩa
trang, bệnh viện… nhằm tránh bị ô nhiễm tới sản phẩm. Khu vực phải được thiết kế
ở nơi cao ráo, không bị đọng nước, ngập nước.
Về kết cấu nhà
xưởng và bố trí sản xuất:
Nhà xưởng phải có kết cấu vững chắc,
phù hợp với
quy mô giết mổ, bảo đảm quy trình giết mổ theo nguyên tắc một chiều từ
khu bẩn đến khu sạch, giữa 2 khu phải cách biệt nhau, có hố hoặc máng chứa chất sát trùng để hạn chế tối đa khả năng lây nhiễm chéo mầm bệnh, thuận lợi cho hoạt
động giết mổ động vật và làm vệ sinh.
Nơi nuôi giữ động vật chờ giết mổ phải
có đủ diện tích, có mái che, nền sàn được làm bằng các vật liệu bền nhẵn, chống
trơn trượt, dễ thoát nước, dễ vệ sinh, tiêu độc, khử trùng.
Khu vực giết mổ: Mái, trần nhà được
làm bằng vật liệu bền, bằng phẳng, khoảng cách từ sàn đến trần phải đảm bảo
thông thoáng, đảm bảo tối thiểu là 3,6m tại nơi tháo tiết, 4,8m
tại nơi đun nước nóng và làm lông, 3m tại nơi pha lóc thịt. Cơ sở có dây chuyền
giết mổ treo, khoảng cách từ thiết bị treo đến trần hoặc mái ít nhất là 1m. Tường phía trong khu giết mổ được làm bằng vật liệu chắc
chắn, bền, chịu nhiệt, nhẵn, chống ẩm mốc, dễ vệ sinh và khử trùng. Chân tường,
nơi tiếp giáp giữa mặt sàn và góc cột được xây hay ốp nghiêng; sàn được làm bằng
vật liệu bền, không thấm nước, chống trơn trượt, dễ vệ sinh, thiết kế dốc về
phía hệ thống thu gom chất thải, bảo đảm thoát nước tốt và không đọng nước trên
sàn. Có hệ thống hút hơi nước ngưng tụ hoạt động tốt.
Nơi làm sạch lòng, dạ dày
phải tách biệt với nơi để tim, gan, thận và thịt để tránh làm lây nhiễm chéo. Nơi kiểm tra thân thịt lần cuối: được bố trí cuối dây
chuyền giết mổ treo hoặc sau vị trí rửa lần cuối để kiểm tra thân thịt, đóng
dấu kiểm soát giết mổ trước khi đưa thịt ra khỏi cơ sở.
Cơ sở được bố trí đầy đủ hệ thống bồn rửa tay cho công
nhân, bồn rửa và khử trùng dụng cụ giết mổ, bảo hộ lao động tại những vị trí
thuận tiện cho việc làm sạch và khử trùng.
Có biện pháp thu
gom, xử lý nước thải, chất thải bảo đảm an toàn dịch bệnh và theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
Về trang thiết bị:
Phải có bàn pha lóc (nên là bàn inox
hoặc bệ lát gạch men để đảm bảo an toàn cho thực phẩm, thuận tiện vệ sinh, bảo
trì), có giá treo đảm bảo thân thịt cao hơn mặt sàn ít nhất 0,3m. Nếu lấy phủ tạng
trên bệ mổ, bệ phải cao hơn sàn ít nhất 0,4m.
Dao và dụng
cụ cắt thịt được bảo quản ở nơi quy định trong cơ sở giết mổ; được rửa sạch, khử
trùng trước và sau khi sử dụng.
Sử dụng chất
tẩy rửa để vệ sinh cần có nhãn mác rõ
ràng; khu vực giết mổ phải được vệ sinh, thu
gom chất thải rắn sau mỗi ca giết mổ và định kỳ khử trùng, tiêu độc. Có biện pháp ngăn chặn và tiêu diệt hiệu quả động vật gây
hại.
Thực hiện
quy trình giết mổ:
Bao gồm trình tự,
thao tác từ khi gây choáng, lấy tiết, nhúng nước nóng, cạo/đánh lông, rửa, lột
phủ tạng, làm sạch, pha lóc đúng kỹ thuật, bảo đảm ATTP, không bị lây nhiễm chéo vào thân thịt.
Có nhân viên Thú y thực hiện việc kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y
theo quy định. Tất cả thân thịt, phủ tạng đạt yêu cầu VSTY được đóng dấu kiểm soát giết mổ và
các sản phẩm không đạt yêu cầu vệ sinh thú y được xử lý theo quy định.
Về nguyên liệu và các yếu tố đầu vào sản xuất thực phẩm:
Tuyệt đối không đưa động vật mắc
bệnh, nghi mắc bệnh, động vật đã chết vào giết mổ. Động vật đưa vào giết mổ phải
có nguồn gốc rõ ràng, cụ thể như sau: Có Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật vận
chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh (đối với động vật có nguồn gốc từ tỉnh khác);
có các giấy tờ như hóa đơn, chứng từ, hợp đồng mua bán, giấy chứng nhận tiêm
phòng hoặc các giấy tờ tương đương khác để chứng nhận nguồn gốc.
Nguồn nước cung cấp cho tất cả
các hoạt động giết mổ phải đảm bảo vệ sinh;
Về người trực tiếp sản xuất, vệ sinh công nhân:
Người trực tiếp giết mổ phải được
khám sức khỏe định kỳ; được cấp giấy xác nhận kiến thức về ATTP;
có khu vực thay bảo hộ lao động; có đủ nhà vệ sinh ở vị trí thích hợp; đủ trang
thiết bị làm vệ sinh công nhân; thực hiện yêu cầu vệ sinh
cá nhân trong cơ sở giết mổ như: Mang bảo hộ lao động, rửa tay bằng xà
phòng; không mang trang sức, ăn uống, khạc nhổ,…trong khu vực giết mổ.
Yêu cầu về nguồn gốc sản phẩm bán ra:
Có sổ ghi chép nguồn gốc, số lượng gia súc, gia cầm được
đưa vào cơ sở để giết mổ.
Có sổ ghi chép số lượng thịt gia súc, gia cầm; tên, địa
chỉ hộ kinh doanh được cung cấp thịt gia súc, gia cầm.
ĐỐI
VỚI CƠ SỞ KINH DOANH SẢN PHẨM ĐỘNG VẬT
Kinh doanh sản phẩm
động vật là ngành nghề kinh doanh có điều kiện, nên phải đăng ký với Phòng tài
chính - Kế hoạch cấp huyện để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.
- Cơ sở kinh doanh sản phẩm động vật phải ký cam kết với UBND xã và thực hiện nội
dung đã cam kết về sản xuất, kinh
doanh thực phẩm an toàn.
Khi
thực hiện kinh doanh sản phẩm động vật, cơ sở cần thực hiện các nội dung sau:
- Về phương tiện bày bán, vật
dụng chứa đựng
sản phẩm động vật phải được làm bằng vật liệu không gỉ, không làm ảnh hưởng
xấu đến chất
lượng sản phẩm, dễ vệ sinh, khử trùng, tiêu độc;
- Có biện pháp bảo quản thích hợp để sản phẩm động vật
không bị mất an toàn thực phẩm, biến chất;
- Địa điểm và vật dụng dùng trong kinh doanh sản phẩm động
vật phải được vệ sinh sạch trước, trong và sau khi bán, định kỳ khử trùng, tiêu độc;
- Kho, thiết bị bảo quản sản phẩm động vật phải tuân thủ
các quy định theo tiêu chuẩn kỹ thuật tương ứng;
- Nước thải, chất thải trong quá
trình kinh doanh sản phẩm động vật phải được xử lý bảo đảm an toàn dịch bệnh và theo
quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
- Không kinh
doanh, hợp tác kinh doanh các sản phẩm động vật của các cơ sở giết mổ không chấp
hành các quy định của pháp luật về giết mổ, giết mổ không đảm bảo điều kiện vệ
sinh thú y, vệ sinh ATTP, giết mổ động vật không có nguồn gốc rõ ràng, giết mổ
động vật mắc bệnh, nghi mắc bệnh, giết mổ động vật chết.
ĐỐI VỚI NGƯỜI TIÊU DÙNG
Mỗi người dân hãy
là người tiêu dùng thông thái khi nói không với những sản phẩm không rõ nguồn gốc,
xuất xứ, cần lựa chọn các
sản phẩm có đầy đủ nguồn gốc xuất xứ, quy trình rõ ràng tại các cơ sở giết mổ,
kinh doanh đảm bảo điều kiện Vệ sinh thú y, vệ sinh ATTP, tẩy chay các sản phẩm
của các cơ sở giết mổ, kinh doanh không đảm bảo Vệ sinh thú y, vệ sinh ATTP. Đồng thời, cần thông tin đến lực lượng chức năng khi phát
hiện các điểm giết mổ có dấu hiệu vi phạm. Từ đó, đảm bảo an toàn cho chính bản
thân và gia đình, góp phần vào ngăn chặn nguy cơ lây lan dịch bệnh động vật
cũng như bảo vệ môi trường.
Trên
đây là nội dung tuyên truyền về thực hiện an toàn vệ sinh thú y, an toàn thực
phẩm đối với cơ sở giết mổ, kinh doanh, tiêu thụ động vật, sản phẩm động vật
trên địa bàn phường.